Truy cập nội dung luôn
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TỈNH QUẢNG NGÃI


Ngày 28/11/2024, tại phòng họp C UBND tỉnh, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ phát động vận động ủng hộ chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn. Lễ phát động nhằm kêu gọi, vận động các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký và đóng góp ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24/3/1975 - 24/3/2025), kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945 - 11/3/2025), chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2025 - 2030). Buổi Lễ sẽ góp phần tuyên truyền, động viên, khích lệ, khơi dậy tinh thần “tương thân, tương ái”, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tầng lớp Nhân dân, thiết thực chăm lo, giúp đỡ hộ nghèo, cộng đồng nghèo; qua đó, góp phần xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quang cảnh buổi Lễ phát động

Quang cảnh buổi Lễ phát động

Tại Lễ phát động, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi kêu gọi các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tầng lớp Nhân dân ở trong và ngoài tỉnh tích cực ủng hộ với tinh thần “tình đồng bào, tình dân tộc”. “Ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít, cùng đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhất là hộ có công cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân đang sinh sống trên địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng thường xuyên chịu sự tác động của thiên tai, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Đến thời điểm này, các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi đã ủng hộ trên 242 tỷ đồng để góp sức cùng địa phương xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp cho người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hơn 9.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng. Mặc dù vậy, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi còn cao, đời sống của một bộ phận người dân, nhất là người dân ở các vùng nông thôn, vùng miền núi, hải đảo còn khó khăn.

Hiện nay trên toàn tỉnh hiện còn khoảng 9.797 hộ gia đình có công cách mạng và thân nhân liệt sĩ; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị tác động tiêu cực bởi thiên tai, biến đổi khí hậu đang ở trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, không đảm bảo an toàn hoặc chưa có nhà ở. Dự kiến đến năm 2025, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, từ nguồn ngân sách Nhà nước, huy động nguồn lực của xã hội, tỉnh Quảng Ngãi sẽ hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ.

Các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân tặng hoa cho các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân tặng hoa cho các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương

12 huyện, thị xã tiếp nhận phân bổ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát

12 huyện, thị xã tiếp nhận phân bổ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị và địa phương, nhất là người đứng đầu cấp ủy xác định đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, là nhiệm vụ nhân văn sâu sắc cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ngay từ bây giờ cho đến cuối năm 2025. Thực hiện các công việc một cách chủ động, tích cực, hiệu quả, linh hoạt, khẩn trương, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh để 100% người dân trên địa bàn tỉnh không còn ở trong ngôi nhà tạm, nhà dột nát mà được ở trong căn nhà an toàn, bền chắc để an tâm lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống./.

28/11/2024

Ngành Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục và tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm quản lý trẻ em, học sinh không để xảy ra tình trạng đuối nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 60/CĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2024 và Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2022. Hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước bảo đảm an toàn cho bản thân; Khẩn trương ban hành chương trình, tài liệu và tổ chức dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục phổ thông.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2022 và Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 về chương trình phòng chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em.

Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội chủ động đề xuất, phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn cho trẻ em, học sinh trong trường học và tại cộng đồng dân cư./.

26/11/2024

Trong buổi đến thăm tại các trường, đồng chí Nguyễn Thị Ánh Lan,  Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghe những chia sẻ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về thuận lợi, khó khăn trong công tác giảng dạy.

Đồng chí Nguyễn Thị Ánh Lan, Giám đốc Sở Lao động – TB&XH gửi lời chúc mừng Trường Cao đẳng Cơ giới nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Đồng chí Nguyễn Thị Ánh Lan, Giám đốc Sở Lao động – TB&XH gửi lời chúc mừng Trường Cao đẳng Cơ giới nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phát biểu chúc mừng đội ngũ cán bộ, nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, đồng chí Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Ánh Lan ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, thành tích mà thầy và trò Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất và Trường Cao đẳng Cơ giới đạt được trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp của tỉnh nói riêng, công cuộc chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đồng chí Nguyễn Thị Ánh Lan, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, hiện nay nước ta đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; thị trường lao động cạnh tranh rất quyết liệt. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành, địa phương đang đẩy mạnh chủ trương thu hút đầu tư theo hướng lựa chọn những doanh nghiệp xanh, công nghệ sản xuất cao, thân thiện với môi trường và đã có một số nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, kỳ vọng tạo sự phát triển mới, đột phá. Khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động, nhu cầu lao động chất lượng cao là rất lớn, vì thế các trường cần phối hợp với các cấp, các ngành, các trường phổ thông làm tốt hơn công tác hướng nghiệp cho học sinh; thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy; chủ động đào tạo những ngành nghề thị trường cần. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030 đưa Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Thị Ánh Lan, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thay mặt Đoàn công tác đã tặng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất và Trường Cao đẳng Cơ giới những lẵng hoa tươi thắm./.

19/11/2024

Phát biểu khai mạc buổi lễ, bà Nguyễn Thị Ánh Lan, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Phó trưởng ban Thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Quảng Ngãi tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới - 2
Bà Nguyễn Thị Ánh Lan - Phó trưởng ban Thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi phát biểu tại lễ phát động (Ảnh: Đông Hải).

“Việc nhận thức về bình đẳng giới trong các cấp, các ngành và xã hội có chuyển biến tích cực; phụ nữ ngày càng được tôn trọng và bình đẳng; vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được khẳng định hơn; các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh luôn phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, bà Nguyễn Thị Ánh Lan nhấn mạnh.

Báo cáo cho thấy, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và từng bước được trẻ hóa.

Trong nhiệm kỳ 2021-2026, tỷ lệ nữ tham gia Đại biểu Quốc hội đạt 57,14% (tăng 42,94% so với nhiệm kỳ trước). Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh 19,23%; cấp huyện 26,01%; cấp xã 24,61%. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025: cấp tỉnh 12,9%; cấp huyện 14,6%; cấp xã 18,5%. Tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp tỉnh chiếm tỷ lệ 15%; cấp huyện 53,8%.

Trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ nữ công chức, viên chức ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nữ thạc sĩ và tương đương đạt 41,95% (tăng 3,13% so với cùng kỳ năm 2023); tỷ lệ nữ tiến sĩ và tương đương đạt 30,19% (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023); tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 24,74%. Tình trạng sức khỏe sinh sản được cải thiện và duy trì mức sinh hợp lý, tỷ số giới tính khi sinh ở mức 110,8 bé trai/100 bé gái (năm 2023: 110,6 bé trai/100 bé gái).

Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em được tăng cường; việc triển khai xây dựng các điểm tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tại cơ sở được đẩy mạnh.

Quảng Ngãi tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới - 3
Bà Ánh Lan tặng quà cho các bé gái có hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Đông Hải).
Quảng Ngãi tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới - 4
 Nhiều phụ nữ nghèo trên địa bàn TP Quảng Ngãi nhận hỗ trợ tại sự kiện (Ảnh: Đông Hải).

Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024, được phát động với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, là tháng cao điểm, chuỗi hoạt động đa dạng, nhằm huy động sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành và toàn xã hội chủ động, tích cực hành động nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tạo sự thay đổi tích cực nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới trong xã hội.

Cơ quan thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các cấp, các ngành, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và mỗi người dân hãy hành động cụ thể, hưởng ứng tích cực nhất và hiệu quả nhất công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tiếp tục đồng hành trên quan điểm trao cơ hội công bằng cho cả nam giới và trẻ em trai, phụ nữ và trẻ em gái để họ có thể học tập, làm việc và rèn luyện các kỹ năng khác nhau dựa trên chính năng lực, sở trường của mỗi cá nhân, không lệ thuộc vào định kiến của xã hội. Sẽ không có bình đẳng giới nếu không có sự tham gia của nam giới trong công việc gia đình và chấm dứt bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái.

Nhân dịp lễ phát động, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và UBND thành phố Quảng Ngãi đã trao 30 xuất quà cho 30 bé gái có hoàn cảnh khó khăn và 10 phụ nữ nghèo trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

18/11/2024

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Ánh Lan cho rằng, bước đầu tiên để thực hiện chương trình hiệu quả là phải rà soát được tất cả các hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở, hộ cần được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cần sự chung tay, đồng lòng vào cuộc của cả hệ thống chính trị để đạt được mục tiêu đã đề ra.  Tổng số hộ cần hỗ trợ nhà ở trên địa bàn tỉnh: 9.797 hộ, trong đó, số hộ cần xây mới nhà ở: 6.254 hộ, số hộ cần sửa chữa nhà ở 3.543 hộ, cụ thể:  (1)Nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: tổng là 1.232 hộ, trong đó: Số hộ cần xây mới nhà ở: 939 hộ.Số hộ cần sửa chữa nhà ở: 293 hộ. (2) Nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng hộ bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tổng là 1.289 hộ, trong đó: Số hộ cần xây mới nhà ở: 1.289 hộ. Sửa chữa nhà ở: Chương trình không có quy định. (3) Nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ: Tổng là 3.320 hộ, trong đó: Số hộ cần xây mới nhà ở: 1.497 hộ, Số hộ có cần sửa chữa nhà ở: 1.823 hộ. (4) Nhà ở Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát: Tổng là 3.956 hộ, trong đó: Số hộ có nhu cầu xây mới nhà ở: 2.529 hộ, Số hộ có nhu cầu sửa chữa nhà ở: 1.427 hộ.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Ánh Lan phát biểu tại cuộc họp.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Ánh Lan phát biểu tại cuộc họp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương ban hành hướng dẫn về tiêu chí xác định nhà dột nát, nhà tạm; ban hành thiết kế một số mẫu nhà đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương, từng vùng miền.  Tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở; đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Tỉnh phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 15/10/2025.

18/11/2024

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Cơ quan Thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), Phó Giám đốc Sở Nguyễn Hữu Dũng đã thông qua báo tình hình thực hiện Chương trình giảm nghèo đến tháng 11 năm 2024. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình năm 2024,  đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện (Tỉnh ủy ban hành 01 kết luận; UBND tỉnh ban hành 02 Chỉ thị, 04 Công văn; 02 Thông báo; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành 05 Công văn đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình). Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình năm 2024 là 400.715 triệu đồng (vốn đầu tư 155.869 triệu đồng, vốn sự nghiệp 244.846 triệu đồng). Trong đó, vốn ngân sách trung ương 348.442 (vốn đầu tư 135.537 triệu đồng, vốn sự nghiệp 212.905 triệu đồng); vốn ngân sách tỉnh 36.757 triệu đồng (vốn đầu tư 14.543 triệu đồng, vốn sự nghiệp 22.214 triệu đồng); vốn ngân sách cấp huyện 15.516 (vốn đầu tư 5.789 triệu đồng, vốn sự nghiệp 9.727 triệu đồng).  Kết quả giải ngân đến tháng 10/2024 là 122.435 triệu đồng, tỷ lệ 30,55% (vốn đầu tư 59.636 triệu đồng, tỷ lệ 38,26%; vốn sự nghiệp 62.799 triệu đồng 25,65%). Trong đó, vốn ngân sách trung ương 113.123 triệu đồng (vốn đầu tư 56.923 triệu đồng, vốn sự nghiệp 56.200 triệu đồng); vốn ngân sách tỉnh 7.859 triệu đồng (vốn đầu tư 2.713 triệu đồng, vốn sự nghiệp 5.146 triệu đồng); vốn ngân sách cấp huyện 1.454 (vốn đầu tư 0 triệu đồng, vốn sự nghiệp 1.454 triệu đồng).

Phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Phiên đề nghị các cơ quan chủ trì 2 chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và các địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kịp thời báo cáo và tham mưu UBND tỉnh các giải pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc và kiến nghị trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình. Tập trung đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn thực hiện 2 Chương trình, đảm bảo quản lý, sử dụng tốt nguồn vốn, giải ngân ở mức cao nhất. Không đầu tư dàn trải, mà tập trung vào những dự án đem lại hiệu quả cho người dân, mang tính lan tỏa. Đồng chí cũng nhấn mạnh, các sở, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đồng thời tăng cường công tác phối hợp để thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG trong thời gian đến./.

14/11/2024

Theo kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh tổng số hộ nghèo còn 16.698 hộ, tỷ lệ 4,32%, (tổng hộ giảm 6.781 hộ, tỷ lệ giảm hộ nghèo giảm vượt kế hoạch 0,23%). Số hộ cận nghèo còn 14.558 hộ, tỷ lệ 3,79% (tổng hộ giảm 4.829 hộ, tỷ lệ giảm hộ nghèo giảm vượt kế hoạch 0,38%). Nhìn chung, năm 2024 công tác giảm nghèo tại các địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nên tỷ lệ giảm nghèo vượt so với kế hoạch đề ra.

Đoàn kiểm tra số 1 đi thực tế tại hộ ở xã Long Hiệp, huyện Minh Long

Đoàn kiểm tra số 1 đi thực tế tại hộ ở xã Long Hiệp, huyện Minh Long

Để thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, đúng tiến độ; tránh tình trạng phân bổ chỉ tiêu hộ nghèo, cận nghèo áp đặt hộ dân phải thoát nghèo, thoát cận nghèo  để đạt chỉ tiêu.  Đoàn kiểm tra đã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 quyết liệt trong chỉ đạo công tác kiểm tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo cấp huyện bám sát cơ sở và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, công khai minh bạch công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa phương.  Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm phải được kiểm tra, thẩm định chặt chẽ về số lượng, danh sách và các thông tin cơ bản trên phiếu rà soát theo qui định và các thông tin liên quan khác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp kết quả điều tra, rà soát chưa chính xác thì phải tổ chức phúc tra ngay, không để xảy ra tình trạng đưa đối tượng không đảm bảo điều kiện theo quy định vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm trục lợi chính sách của Nhà nước./.

13/11/2024

Theo đó, để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” nhằm huy động cao nhất các nguồn lực xã hội hóa, cùng với nguồn lực của Nhà nước để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu:

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh xem chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách cần huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc để triển khai nhanh chóng, hiệu quả, với quyết tâm chính trị cao nhất; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung, mục đích, ý nghĩa của chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, tích cực tham gia với tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều” để chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, tạo động lực lan tỏa sâu rộng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025. Người dân, hộ gia đình được hỗ trợ phải tự bảo đảm một phần (kêu gọi bạn bè, người thân giúp đỡ, hỗ trợ các nguồn lực, công sức giúp đỡ lẫn nhau phù hợp).

Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo: Khẩn trương rà soát, đánh giá đầy đủ, chính xác về số lượng và đối tượng thuộc diện được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát; hoàn thành một số thiết kế nhà mẫu, bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, diện tích, quy mô, công năng sử dụng, phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền với mức giá phù hợp theo quy định và điều kiện thực tế. Kịp thời hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng quy trình thủ tục thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát; hỗ trợ các địa phương giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, nhất là vấn đề pháp lý đất đai, vật tư, kỹ thuật, nguồn lực, thanh quyết toán,… để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, bảo đảm chất lượng, thời hạn sử dụng của công trình, nhất là đáp ứng tiêu chí "3 cứng": Nền móng cứng; khung tường cứng; mái cứng. Tổ chức giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước và đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội để thực hiện các chương trình. Chú trọng phối hợp vận động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Ba Tơ trước ngày 11/3/2025 để chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945 – 11/3/2025).

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở địa phương, bảo đảm chất lượng và yêu cầu đề ra. Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện. Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thành lập Tổ công tác dân vận để vận động và huy động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân hỗ trợ nguồn lực thực hiện xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh; đồng thời, định hướng, chỉ đạo việc thành lập các tổ công tác dân vận ở cấp huyện và cấp xã.

Nghiên cứu đề xuất việc huy động 01 ngày lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong năm 2025 để hỗ trợ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Quản lý, sử dụng các nguồn huy động hỗ trợ đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích, công khai, minh bạch, đúng quy định, tránh để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ thời gian; định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi chỉ đạo. Lực lượng vũ trang tích cực phối hợp chặt chẽ cùng với các cấp, các ngành, địa phương thực hiện tốt chủ trương chung tay xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Ban Thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cấp huyện, xã, nơi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát theo các chương trình: (1) Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; (2) Hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia; (3) Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân. Giao đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp là Phó trưởng Ban Chỉ đạo; thành viên Ban Chỉ đạo là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, một số phòng, ban, cơ quan chuyên môn, đoàn thể cùng cấp. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai cả 03 chương trình nêu trên; trong đó, quan tâm chỉ đạo tổ chức rà soát, nắm chắc số hộ được hỗ trợ từ chương trình, thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong bình xét; chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông tin chính xác về số lượng nhà tạm, nhà dột nát của địa phương và đối tượng được hỗ trợ; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc trách nhiệm của địa phương trong quá trình thực hiện (đính kèm Công văn 2407-CV/TU ngày 08/11/2024 của Tỉnh ủy)./.

11/11/2024

Phát biểu tại phiên họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân, Trưởng ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh nhấn mạnh, các cấp, các ngành, các địa phương coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng; phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu hoàn thành việc xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh trong năm 2025. Giao Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thành lập Tổ công tác dân vận vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát; đồng thời, chỉ đạo triển khai việc giám sát thực hiện kế hoạch và chương trình này. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, nên cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả. 

Quang cảnh cuộc họp Ban chỉ đạo

Quang cảnh cuộc họp Ban chỉ đạo

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Thị Ánh Lan - phát biểu tại phiên họp thứ nhất.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Thị Ánh Lan - phát biểu tại phiên họp thứ nhất.

Toàn tỉnh hiện có 9.797 hộ gia đình cần hỗ trợ nhà ở. Trong đó, có 6.254 hộ cần xây mới và 3.543 hộ cần sửa chữa. Trong đó, có 1.232 hộ thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, 1.289 hộ thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 3.320 hộ có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, 3.956 hộ thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo định mức, nhà ở thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được hỗ trợ xây mới 46 triệu đồng/nhà và sửa chữa 23 triệu đồng/nhà. Nhà ở thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ xây mới 40 triệu đồng/nhà, vay vốn tín dụng ưu đãi 40 triệu đồng/nhà. Nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ hiện Bộ Xây dựng đang dự thảo với mức hỗ trợ xây mới 60 triệu đồng/nhà và sửa chữa 30 triệu đồng/nhà. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát hiện chưa có mức quy định. 

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các địa phương đề cao tinh thần tự lực, tự cường, huy động nguồn lực xã hội hóa kết hợp với nguồn lực của nhà nước để chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, từ nay đến tháng 3/2025, tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ làm điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân huyện miền núi Ba Tơ, hoàn thành trước ngày 11/3/2025./.

05/11/2024

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tăng cường công tác kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập có thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn, bảo đảm việc tuân thủ các quy định của Luật Trẻ em và các quy định của pháp luật có liên quan về quy trình tiếp nhận, chăm sóc và thực hiện các hình thức chăm sóc thay thế vì lợi ích tốt nhất của từng trẻ em; đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động; công tác tiếp nhận, quản lý các nguồn vận động xã hội của các cơ sở đảm bảo theo quy định; xử lý kịp thời, nghiêm minh các cơ sở hoạt động không đăng ký, tự phát, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, kiểm tra, thanh tra các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý, cấp phép hoạt động của Sở; tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức lối sống văn hóa, rèn luyện đạo đức cho học sinh; triển khai hiệu quả công tác tham vấn học đường và chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trong trường học.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng, cung cấp tài liệu hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện nội dung giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình, tảo hôn, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và những hủ tục lạc hậu đối với trẻ em; trang bị kiến thức và kỹ năng trong gia đình về thực hiện quyền trẻ em.

Công an tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả Mô hình “Phòng điều tra thân thiện”; xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng ngừa xâm hại trẻ em, phòng ngừa, giáo dục, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi; hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ an toàn cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại; phòng ngừa tái phạm, giáo dục, trợ giúp đối với trẻ em; nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin các đối tượng đã có tiền án về xâm hại trẻ em và tiến hành các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Hội, đoàn thể tỉnh tăng cường công tác vận động, tuyên truyền pháp luật về trẻ em; tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; bảo đảm quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia vào các vấn đề có liên quan trong gia đình, nhà trường, tổ chức của trẻ em; thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động xã hội.

UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, thanh tra, kiểm tra các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em công lập và ngoài công lập trên địa bàn bảo đảm theo đúng quy định tại Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các quy định khác của pháp luật về chăm sóc thay thế, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Bảo đảm các cơ sở trợ giúp xã hội, các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em  sử dụng công nghệ, thiết bị kỹ thuật theo dõi, giám sát thường xuyên, liên tục (24h/24h) việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại cơ sở; chia sẻ, cập nhật dữ liệu về chăm sóc, bảo vệ trẻ em với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, bảo vệ các quyền trẻ em tại cơ sở. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Xử lý nghiêm minh các cơ sở hoạt động không đăng ký, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật; xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền trẻ em và các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đảm bảo trẻ em tại các cơ sở được chăm sóc nuôi dưỡng tốt về cả thể chất và tinh thần, ưu tiên chăm sóc thay thế bởi người thân theo quy định của pháp luật./.

04/11/2024

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 480

Tổng số lượt xem: 1325376

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Nguyễn Thị Ánh Lan - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi

Điện thoại: (0255) - 3.822.705 | Fax: 3.822.705 | Email: sld@quangngai.gov.vn

Địa chỉ: 16 Chu Văn An , thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi